NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM
- Đầu tiên bạn nên hiểu nhược thị là gì?
- Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc hai mắt do bất thường trong quá trình phát triển của hệ thống thị giác từ khi còn nhỏ.
- Thông thường, nhược thị là hậu quả của các bệnh lý tại mắt như tật khúc xạ cao hoặc bất đồng khúc xạ, lác mắt, hay các bất thường khác gây cản trợ thị giác: sụp mi, đục thủy tinh thể bẩm sinh,… Trẻ lúc này không thể dùng một hoặc cả hai mắt một cách bình thường được, khi đó chức năng thị giác của não không được “học hỏi” một cách chính xác và kết quả là khả năng nhìn bị giảm sút dẫn đến nhược thị.
- Làm thế nào nhận biết được trẻ có thể bị nhược thị?
- Thị lực kém
- Một mắt lác trong/ngoài
- Chuyển động mắt không đúng hướng, không phối hợp tốt
- Nhận thức chiều sâu kém
- Nhắm, nheo mắt
- Nghiêng, quay đầu để nhìn
- Khóc, tránh né khi che một mắt
- Ánh phản quang của mắt bất thường
- Kết quả học tập kém, mất tập trung khi đọc sách
- Có phương pháp nào phòng ngừa và điều trị nhược thị không?
- Điều trị theo nguyên nhân: Nếu nhược thị do lác mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh hay sụp mí mắt,… Bác sĩ sẽ xem xét, cân nhắc nhiều yếu tố phù hợp với tình trạng từng trẻ để loại bỏ các nguyên nhân gây nhược thị bằng cách phẫu thuật ở các giai đoạn, thời điểm phù hợp. Trong trường hợp nhược thị do các vấn đề tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) trẻ sẽ được chỉnh kính,…
- Làm cho mắt bị nhược thị hoạt động: Băng cách bịt mắt tốt hơn hoặc gia phạt bằng atropine tạo điều kiện cho mắt kém hơn học cách nhìn
- Điều trị các trở ngại liên quan đến thị giác hai mắt
- Cuối cùng, việc cho trẻ đi khám mắt định kỳ là cách duy nhất để có thể phát hiện và xử trí kịp thời trẻ bị nhược thị ngay ở giai đoạn đầu.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!