NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
FAQ – Frequently Asked Questions
FAQ – Frequently Asked Questions
1. Khi nào cần đi khám mắt?
Khi gặp một số dấu hiệu bất thường, bạn lập tức đặt ra câu hỏi khám mắt ở đâu tốt. Trước khi ghim vào trí nhớ những địa chỉ khám mắt uy tín, bạn cần nhớ hãy ngay lập tức đi khám mắt khi gặp các dấu hiệu bất thường.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc khám định kỳ luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, khi gặp những dấu hiệu bất thường sau, bạn cũng cần đi khám tức thì.
Thường xuyên mọc chắp ở mắt: Khi mắt gặp tình trạng mọc chắp thì mí thường sưng cục, đau và gây khó chịu. Nguyên nhân do tuyến bã nhờn bị chặn gây ứ đọng và tạo chắp. Chúng có thể khỏi sau vài ngày điều trị nhưng có thể kéo dài. Quan trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư biểu mô tuyến bã nhờn. Vì vậy, khi gặp tình trạng này cần đi khám mắt ngay.
Lông mày rụng nhiều: Khi gặp dấu hiệu này cho thấy có thể cơ thể bạn đang gặp stress quá nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng có thể báo hiệu chứng suy giáp do thiếu hormone tuyến giáp. Hãy gặp bác sĩ và kiểm tra ngay.
Mắt mờ dần: Khi tiếp xúc thường xuyên với máy tính hay điện thoại, mắt thường gặp chứng mỏi mắt và khô mắt khiến việc nhìn bị mờ dần. Dấu hiệu suy giảm thị lực cần phải đi khám ngay. Đặc biệt, nên duy trì lịch khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng này tránh trường hợp mắt bị bệnh nghiêm trọng hơn.
Tròng trắng mắt có màu đỏ: Tròng mắt có màu đỏ thường là dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc. Sai lầm của nhiều người bệnh là tự ý mua thuốc uống mà chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Uống thuốc sai có thể khiến bệnh khó chịu và lâu khỏi hơn. Khi tròng mắt có màu đỏ hãy đến ngay các bệnh viện mắt gần nhất để bác sĩ khám và chẩn đoán.
Nhìn lóa hay nhìn một thành hai: Tổn thương mạch máu trong mô võng mạc nhạy sáng khiến mắt nhìn lóa hay một vật thành hai. Đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý. Cần đi khám mắt ngay để tránh những cơn đột quỵ nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Em bé nhà mình hơn 2 tuổi, 1 ngày thì cho bé chơi ipad/điện thoại/xem Tivi bao lâu thì phù hợp?
Tình trạng sử dụng ipad/điện thoại/xem ti vi đã được khoa học chứng minh là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và ảnh hưởng đến mắt, cả về tật khúc xạ cũng như các bệnh về mắt. Do đó, trẻ nhỏ không nên chơi ipad, điện thoại hay xem ti vi.
Vì khi trẻ tập trung xem, thường không chớp mắt, gây khô mắt, dẫn đến nháy mắt nhiều, ngoài ra có thể dẫn đến rối loạn về điều tiết, gây cận thị, và các triệu chứng liên quan
Nếu không thể tránh, cần lưu ý về thời gian và khoảng cách sử dụng các thiết bị điện tử trên.
3. Con mình xem TV hay nhìn nghiêng, như vậy là con mình đang bị vấn đề gì về mắt?
Khi trẻ thường nhìn nghiêng có thể do 2 nguyên nhân, 1 do mắt kém, 2 do thói quen tư thế. Nguyên nhân do mắt kém thường gặp hơn.
Trẻ nghiêng để nhìn có thể do có tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị, hoăc do có lác (khi hai mắt không thẳng hàng).
Khi thấy con có hiện tượng trên, cha mẹ nên lưu ý nhắc nhở con về tư thế, nếu thấy hiện tượng này vẫn xuất hiện, trẻ cần phải được khám và kiểm tra mắt bởi các bác sĩ nhãn khoa, hoặc chuyên gia khúc xạ nhãn khoa.
4. Thời tiết nắng như những ngày tháng 5, tháng 6 thì nên bảo vệ mắt cho con như thế nào?
Việc chơi ở ngoài trời là một trong những việc tốt cho các bạn trẻ, do giúp mắt thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Tuy nhiên chơi vào những thời điểm có quá nhiều tia tử ngoại hay còn gọi là tia UV ảnh hưởng đến da và mắt của trẻ.
Vậy khi chơi ngoài trời nắng, bên cạnh sử dụng các biện pháp bảo vệ da, và sức khỏe chung việc sử dụng mũ lưỡi chai, mũ lưỡi chai, kính râm có chất lượng tốt giúp bảo vệ được mắt của con hơn.
Tránh việc các bé nhìn thẳng vào mặt trời.
5. Trẻ em mà bị cận từ nhỏ thì có nên đeo kính ngay không? Hay để mắt của con tự điều chỉnh, việc đeo kính sớm có ảnh hưởng gì đến con không?
Nếu trẻ được phát hiện ra có cận thị, tùy vào mức độ cận thị và các bệnh lý kèm theo mà các bác sĩ và chuyên gia khúc xạ nhãn khoa sẽ có chỉ định đeo kính. Việc đeo kính là cần thiết, để cho con có được sự phát triển thị giác một cách toàn diện.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con còn nhỏ chưa cần đeo kính, từ chối đeo kính dẫn đến việc khi con lớn hơn, sử dụng kính lúc này không đem lại hiệu quả tối đa.
Ở lứa tuổi càng bé, việc xác định độ kính chính xác không đơn giản, vì thế trẻ bé cần phải được khám mắt ở các cơ sở chuyên khoa. Đeo sai số kính đều gây ảnh hướng đến sự phát triển thị giác của trẻ.
Chủ đề 2 CẬN THỊ TRẺ EM (Part 2)
6. Nếu trẻ cận nặng quá thì có biện pháp gì giúp con giảm độ cận không? Giúp con tập mắt giảm độ như thế nào?
Cận thị không thể giảm được mà chỉ có thể ngăn ngừa cho cận thị không tăng hoặc không tăng quá nhanh, hoặc không bắt đầu.
Thế giới có rất nhiều nghiên cứu để ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị, cũng như sự bắt đầu cận thị.
Phương pháp để giúp con không tăng độ cận hoặc không bắt đầu bị cận thị đầu tiên là
THÓI QUEN SINH HOẠT
+ tăng thời gian vận động sinh hoạt ngoài trời
+ khi học, đọc và nhìn gần đầy đủ ánh sáng và giữ khoảng cách, tránh để con nhìn quá gần
+ giảm thời gian ở trong nhà, nhìn gần, sử dụng thiết bị điện tử
+ thói quen ăn uống và thực phẩm đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả giàu vitamin A giúp cho mắt khỏe mạnh hơn
Ngoài ra ở Việt Nam cũng có các phương pháp ngăn ngừa tiến triển cận thị, như sử dụng kính tiếp xúc ban đêm, sử dụng thuốc, sử dụng kính thiết kế đặc biệt.
7. Trẻ từ mấy tuổi thì có thể áp dụng biện pháp điều chỉnh tật cận thị bằng kính áp tròng ban đêm?
Phương pháp đeo kính ban đêm còn được biết đến là OrthoK hay kính chỉnh hình giác mạc không giới hạn độ tuổi của bệnh nhân. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả trong kiểm soát cận thị có hiệu quả ở trẻ em.
Trẻ có dấu hiệu tăng số cận thị thì sẽ có chỉ định sử dụng kính tiếp xúc ban đêm.
Lứa tuổi phù hợp để sử dụng phương pháp này thường từ 8 tuổi trở lên, khi trẻ đủ lớn để phối hợp với bố mẹ và bác sĩ trong quá trình thăm khám.